Về chúng tôi

Ở Sài Gòn đầu thập niên 40, câu chuyện về bà Trang bán phở nức tiếng khắp xứ Đông Dương không ai là không biết – loại phở đậm đà đã đi qua nhiều đất nước.

Năm 1936, giữa thời loạn chiến tranh, bà Trang cùng gia đình lên chốn Sài Thành hoa lệ, mang công thức nấu phở do mình sáng tạo đi bán rong nhiều nơi. Những ngày ấy tuy cực nhưng vui, bà thường dạy sớm để quẩy gánh đi đến những chỗ quen để bán. Cái tên Phở Trang bắt đầu từ đây, khách ủng hộ rất nhiều. Gặt được những thành quả đầu, bà nhen nhóm ý định mở quán. Tuy nhiên cuộc sống lại đẩy bà và gia đình sang bước ngoặt mới.

Cuối năm ấy, vì nhiều biến động, bà Trang và gia đình buộc phải chuyển sang Campuchia, rồi tới Lào. Ở đất khách quê người, bà đã phải vật lộn với cuộc sống với nhiều nghề khác nhau. Niềm đam mê nấu phở không lúc nào nguôi ngoai, bà đánh liều mở bán món ăn truyền thống của Việt Nam cho dân xứ ngoại. 

Giữa năm 1945, bà và gia đình quyết định trở về Việt Nam để  mở rộng kinh doanh món phở gia truyền. Một cửa hàng, hai cửa hàng, rồi tới cả hệ thống Phở Trang các quận gần xa của Sài Gòn. Đi đến đâu là Phở Trang lại có những thực khách trung thành tới đấy. Tuy nhiên để đảm bảo hương vị nguyên bản của tô phở, người đứng bếp vẫn phải là người được truyền thụ đầy đủ công thức gia truyền của Phở Trang.


Câu chuyện về phở

Phở Trang

Tính đến nay, Phở Trang đã trải qua 3 đời. Con cháu bà cứ thế dạy bảo nhau về lịch sử và về công thức phở gia truyền. Nức tiếng khắp Sài Gòn là vậy, nhưng nếu không có những mồ hôi công sức đổ ra ban đầu, hương vị đậm đà ấy có lẽ đã không đến được với thực khách.